KHÁI NIỆM VỀ PHÂN BÓN
Phân bón là thức ăn của cây trồng, thiếu phân cây không thể sinh trưởng và cho năng suất, phẩm chất cao. Phân bón có vai trò rất quan trọng trong việc thâm canh tăng năng suất, bảo vệ cây trồng và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
I – Cây Trồng Hút Thức Ăn Nhờ Gì?
1 – Nhờ bộ rễ: Không phải toàn bộ các phần của rễ đều hút dinh dưỡng mà là nhờ miền lông hút rất nhỏ trên rễ tơ. Từ một rễ cái, bộ rễ được phân nhánh rất nhiều cấp, nhờ vậy tổng cộng diện tích hút dinh dưỡng từ đất của cây rất lớn. Rễ hút nước trong đất và một số nguyên tố hòa tan trong dung dịch đất như: đạm, lân, kali, lưu huỳnh, manhê, canxi và các nguyên tố vi lượng khác, bộ rễ là cơ quan chính lấy thức ăn cho cây.
2 – Nhờ bộ lá: Bộ lá và các bộ phận khác trên mặt đất, kể cả vỏ cây cũng có thể hấp thu trực tiếp các dưỡng chất. Ở trên lá có rất nhiều lỗ nhỏ (khí khổng). Khí khổng là nơi hấp thụ các chất dinh dưỡng bằng con đường phun qua lá. Trên cây một lá mầm (đơn tử diệp) khí khổng thường phân bố cả 2 mặt lá, thậm chí mặt trên lá nhiều hơn mặt dưới lá như: lúa, lúa mì…; trên cây ăn trái (cây thân gỗ) khí khổng thường tập trung nhiểu ở mặt dưới lá. Khi dùng phân bón lá phải theo đặc điểm cây trồng và đúng hướng dẫn thì lá cây mới hấp thụ cao được.
II – Các Chất Dinh Dưỡng Cần Thiết Cho Cây
- Đa lượng: Đạm (N), Lân (P), Kali (K).
- Trung lượng: Canxi (Ca), Lưu Huỳnh (S), Ma-giê (Mg)…
- Vi Lượng: Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Mangan (Mn), Bo (B), Đồng (Cu), Molypden (Mo), Clo (Cl)
1 – Chất đạm (N)
- Khi thiếu: cành lá sinh trưởng kém, lá non nhỏ, lá già dễ bị rụng, bộ rễ ít pháp triển, năng suất kém….
- Khi dư: cây sinh trưởng rất mạnh, lá to, tán lá rườm rà, mềm yếu, dễ đỗ ngã, sâu bệnh dễ phá hại….
2 – Chất Lân (P)
- Khi thiếu: rễ phát triễn kém, lá mỏng có thể chuyển màu tím đỏ, ảnh hưởng tới việc ra hoa của cây; trái thường có vỏ dày, xốp và dễ hư…
- Nếu dư rất khó phát hiện, tuy nhiên dễ làm cho cây thiếu kẽm và đồng. .
3 – Chất Kali (K)
- Khi thiếu, ban đầu đỉnh lá già bị cháy;thiếu nặng, phần lớn lá bị cháy và rụng đi.
- Nếu dư cũng khó nhận diện, tuy nhiên trên cam khi bón kali nhiều quá trái trở nên sần sùi.
4 – Chất Canxi (Ca)
- Khi thiếu: Lá và đọt non dễ bị cong queo và nhỏ, mép lá không đều, hay có hiện tượng chồi chết ngọn, rễ đình trệ sinh trưởng và thường bị thối….
- Không có triệu chứng dư, tuy nhiên khi lượng canxi cao thường gây thiếu: B, Mn, Fe, Zn, Cu….
5 – Chất lưu huỳnh (S)
- Khi thiếu, triệu chứng thể hiện giống như thiếu chất đạm;lá nhỏ, vàng đều, rụng sớm, chồi ngọn chết(thiếu lưu huỳnh lá vàng từ ngọn xuống còn thiếu đạm thì vàng từ lá già lên)
6 – Chất Ma-giê (Mg)
- Nếu thiếu: lá trở nên nhỏ, xuất hiện những vùng sáng giữa những gân lá, lá bị rụng sớm, hoa ra ít, rễ kém phát triển…
- Nếu thừa: lá bị đổi dạng thường cuốn theo hình xoắn ốc và rụng…
7 – Chất Bo (B)
- Đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành phấn hoa, thiếu Bo hoa dễ bị rụng hoặc hạt bị lép. đối với một số cây như củ cải thiếu Bo ruột sẽ bị rỗng.
Nguồn: Internet